Quy trình ngâm ủ hạt giống
I.Quy trình ngâm ủ hạt giống rau mầm
1.Chuẩn bị
-Hạt giống
-Khay trồng
cây
-Giá thể
-Khăn giấy
-Bình phun
sương
-Nắp đậy
khay
-Vải sạch
-Rổ nhựa
2.Ngâm hạt
-Lựa chọn loại
hạt giống cần gieo trồng
-Ngâm hạt giống
trong nước ấm theo tỉ lệ 2 sôi:3 lạnh trong vòng 3-6 giờ (tùy từng loại hạt vỏ
dày ngâm lâu, vỏ mỏng ngâm ít)
-Loại bỏ những
hạt nổi trên mặt nước và những hạt lửng trong nước (vì đây là những hạt lép hoặc
không đủ điều kiện để nảy mầm)
-Khi thấy vỏ
hạt căng lên thì vớt hạt ra rổ, rửa sạch nhớt của hạt trong quá trình ngâm bằng
nước lạnh
-Để ráo hạt,
chuẩn bị cho quá trình ủ hạt
3.Ủ hạt
-Cho hạt vào
vải sạch
-Trùm kín
-Đặt bọc hạt
giống vào rổ nhựa (để tránh đọng nước)
-Để rổ nhựa
nơi thoáng, không có ánh sáng
-Giữ ẩm cho
hạt (dùng bình tưới phun sương vào bọc hạt giống)
-Ủ trong
vòng 10-12 giờ
-Kiểm tra hạt
giống cho tới khi hạt nứt nanh thì đem gieo (Lưu ý: không để mầm hạt giống quá dài vì khi đem gieo sẽ dễ bị đứt
gãy và bị khô mầm)
4.Gieo hạt
-Xử lý giá
thể trước khi gieo trồng:
+Sử dụng sơ dừa mới: Ngâm sơ dừa vào bể chứa nước vôi để khử chất độc ( lignin và
tanin). Tỷ lệ nước vôi 5kg vôi với 200 lít nước sạch. Ngâm trong 5-7 ngày. Xả
nước chát màu đen và tiếp tục cho nước sạch vào để rửa 2-3 lần. Ủ sơ dừa vừa xử
lý với chất vi sinh (nấm Trichoderma) cho tới
khi thấy xơ dừa chuyển hẳn sang màu nâu đen là có thể đem dùng.
+Tái sử dụng
xơ dừa: Phơi xơ dừa đã qua sử dụng dưới ánh nắng gắt khoảng 3-4 ngày
(6-7h/ngày) rồi xử lý xơ dừa với vôi nông nghiệp hoặc chế phẩm sinh học (nấm Trichoderma) để diệt mầm bệnh
+Sử dụng đất
sét nung: Rửa sạch hạt đất sét, phơi khô để xử lý mầm bệnh trước khi gieo hạt.
-Cho giá thể
vào khay trồng cây
-Làm phẳng bề
mặt giá thể
-Tưới ẩm bề
mặt giá thể
-Phủ 1 lớp
khăn giấy mỏng lên bề mặt giá thể (Khăn giấy giúp rau mầm sạch sẽ hơn khi thu
hoạch)
-Rải đều hạt
giống lên bề mặt giá thể, hạt sát hạt (không để các hạt chồng lên nhau sẽ làm
cho hạt bị thối)
-Dùng bình
tưới phun sương, tưới ẩm lên bề mặt hạt, tưới nước 1-2 lần/ ngày
-Đậy kín
khay rau mầm, tránh ánh sáng 2-3 ngày, khi hạt nảy mầm đều thì chuyển ra nơi có
nhiều ánh sáng (tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời)
5.Thu hoạch
Sau 5-7 ngày
khi rau mầm cao khoảng 8-12cm thì dùng dao hoặc kéo để thu hoạch
II.Quy trình ngâm ủ các loại hạt giống
rau
1.Chuẩn bị
-Hạt giống
rau
-Giá thể
-Bình phun
sương
-Vải sạch
-Rổ nhựa
2.Ngâm hạt
-Lựa chọn loại
hạt giống rau cần gieo trồng
-Ngâm hạt giống
trong nước ấm theo tỉ lệ 2 sôi:3 lạnh trong vòng 6 giờ, tùy từng loại hạt vỏ
dày ngâm lâu, vỏ mỏng ngâm ít (những loại hạt như: mồng tơi, mùi, bầu, bí,… vỏ
dày nên ngâm khoảng 10h)
-Loại bỏ những
hạt nổi trên mặt nước và những hạt lửng trong nước (vì đây là những hạt lép hoặc
không đủ điều kiện để nảy mầm)
-Khi thấy vỏ
hạt căng lên thì vớt hạt ra rổ, rửa sạch nhớt của hạt trong quá trình ngâm bằng
nước lạnh
-Để ráo hạt,
chuẩn bị cho quá trình ủ hạt
3.Ủ hạt
-Cho hạt vào
vải sạch
-Trùm kín
-Đặt bọc hạt
giống vào rổ nhựa (để tránh đọng nước)
-Để rổ nhựa
nơi thoáng, không có ánh sáng
-Giữ ẩm cho
hạt (dùng bình tưới phun sương vào bọc hạt giống)
-Ủ trong
vòng 10-12 giờ
-Kiểm tra hạt
giống cho tới khi hạt nứt nanh thì đem gieo (Lưu ý: không để mầm hạt giống quá dài vì khi đem gieo sẽ dễ bị đứt
gãy và bị khô mầm)
4.Gieo hạt
-Phơi khô giá
thể hạt đất sét, xử lý mầm bệnh trước khi gieo hạt
-Làm phẳng bề
mặt giá thể
-Rải đều hạt
giống lên bề mặt giá thể, tùy theo từng loại rau mà xác định khoảng cách mật độ
cho hợp lý (không để các hạt chồng lên nhau sẽ làm cho hạt bị thối)
-Dùng bình
tưới phun sương, tưới ẩm lên bề mặt hạt, tưới nước 1-2 lần/ ngày
III.Lưu ý
Tỷ lệ nảy mẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như: Kỹ thuật gieo trồng, môi trường, chất lượng hạt giống,…
Nhận xét
Đăng nhận xét